Truy cập

Hôm nay:
168
Hôm qua:
87
Tuần này:
2044
Tháng này:
6200
Tất cả:
308140

Ý kiến thăm dò

Đồ ăn vặt ở cổng trường, mối nguy lớn cho sức khỏe học sinh

Ngày 21/08/2024 07:19:14

Thực phẩm bán rong tràn lan ngoài cổng trường

Đồ ăn vặt ở cổng trường, mối nguy lớn cho sức khỏe học sinh

Thực phẩm bán rong tràn lan ngoài cổng trường

Theo quan sát của chúng tôi,tại một số cổng trường để phục vụ các "thượng đế nhí" khi tiếng trống trường vang lên ở tiết học cuối trong ngày cũng là lúc báo hiệu giờ "vàng" của các xe hàng rong bán đồ ăn vặt xung quanh cổng trường với đủ các loại thực phẩm và thức uống pha sẵn đã đến.

Đồ ăn vặt ngoài cổng trường tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới sức khỏe nhưng lại là sở thích của nhiều học sinh sau mỗi giờ tan trường.

Điểm chung của các thực phẩm này là được chế biến ngay tại các cổng trường học trong thời tiết mùa hè nóng nực, khói bụi, thậm chí, nhiều hàng rong còn vô tư bày bán đồ ăn gần nơi tập kết rác thải, rất mất vệ sinh.

Trong vai phụ huynh học sinh, phóng viên được tiếp cận gần với các loại bánh kẹo bên ngoài có màu sắc sặc sỡ, bao bì mang nhiều hình ảnh những nhân vật quen thuộc với các em nhỏ rất bắt mắt, như công chúa elsa, doremon, chuột mickey... với giá bán chỉ từ vài nghìn đồng một gói.

Những món ăn như tôm viên, cá viên, bò viên, gà viên, phô mai chiên, xúc xích rán, thịt xiên nướng, nước uống màu đỏ cam... cùng các loại bánh kẹo, bim bim không nguồn gốc, không xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng luôn cuốn hút học sinh và trở thành mối nguy hại cho sức khỏe của thế hệ tương lai.

Những chiếc xe hàng rong với đầy đủ các loại thức ăn, nước uống... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, bao bì, rất khó kiểm chứng về nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

Các loại thực phẩm chiên rán vào xiên với giá chỉ 2.000 đồng/xiên nhỏ, 5.000 - 8000/xiên to; các loại nước chua ngọt màu sắc bắt mắt chỉ có giá 5.000 - 10.000 đồng 1 cốc. Với giá thành phù hợp với túi tiền của học sinh nên mỗi buổi tan trường là các em lại vây quanh các xe hàng rong để ăn cho đã cơn thèm.

Khi được hỏi về nguồn gốc và chất lượng các loại đồ ăn này, người bán hàng rong chỉ trả lời qua loa rằng, các mặt hàng này được các em học sinh ưa thích nên mới nhập về bán, mà người ta bán đầy ra, học sinh ăn bao lâu nay có sao đâu...

Dụng cụ hành nghề của các xe hàng rong khá đơn giản chỉ gồm một chiếc xe đạp hoặc máy hoặc xe đẩy nhỏ (để dễ dàng tránh lực lượng chức năng). Trên xe là chiếc bếp gas mini, chảo dầu, mỡ đã sử dụng nhiều lần cùng những thực phẩm đủ các thể loại màu sắc bắt mắt.

Trong vòng chưa đến 60 giây, người bán hàng rong không đeo găng tay đã cho ra lò ngay những xiên thịt vàng óng, thơm nức. Nhiều thực khách nhí sợ bỏng nên đã mua ngay (không cần chiên qua chảo dầu) những xiên thịt bày sẵn, nguội ngắt, đã rán từ lâu và được "tẩm ướp" vô vàn những hạt bụi bẩn...

Cách nào để ngăn chặn thực phẩm "bẩn" trước cổng trường học?

Mặc dù các ngành chức năng và nhà trường đã liên tục cảnh báo về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc, nhiều trường còn có chủ trương cấm học sinh ăn quà vặt và đánh nặng vào thành tích thi đua của từng lớp, thế nhưng, việc ngăn chặn, dẹp bỏ những hàng quán ăn vặt trước cổng trường vẫn là vấn đề nan giải.

Để hạn chế học sinh sử dụng hàng rong, hầu hết các trường học đều đóng cổng trường giờ ra chơi, không cho học sinh ra ngoài mua hàng rong nhưng sau giờ học, trong lúc chờ bố mẹ đến đón thì các em lại ra hàng rào xung quanh cổng trường để mua đồ ăn vặt.

... rất phù hợp với túi tiền của các "khách hàng nhí" vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Được biết, từ tháng 10/2018, Nghị định 115 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã tăng mức xử phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng với hành vi không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay... Đây được xem là một trong những chế tài mạnh tay nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát thực phẩm bẩn, đặc biệt trong tình trạng hàng rong, thức ăn chế biến sẵn trên đường phố, tại các khu công cộng và cổng trường đang tràn lan như hiện nay.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều người bán hàng, nhất là những người bán hàng rong nơi cổng trường vẫn chưa biết hoặc biết mà chưa thực hiện đúng theo quy định. Còn các ngành chức năng liên quan chủ yếu mới dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở hoặc tịch thu tang vật mà chưa tiến hành xử phạt.

Nhiều hàng rong nơi cổng trường còn vô tư bày bán đồ ăn gần nơi tập kết rác thải, rất mất vệ sinh.

Vì tương lai con trẻ, để hạn chế nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ các loại thực phẩm bày bán ở cổng trường, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần hành động cương quyết hơn; thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các cá nhân buôn bán hàng rong vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi bán hàng.

Có thể cấm vĩnh viễn những đối tượng bán hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, tác động tiêu cực đến sức khỏe của học sinh.

Đối với các nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho học sinh kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa vào nội quy, quy định cấm học sinh mua đồ ăn trước cổng trường. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát, nhắc nhở, phối hợp với các bậc phụ huynh để xử lý học sinh vi phạm.

Với các bậc phụ huynh, để bảo vệ sức khỏe cho con, ngoài dặn dò con tránh xa những món ăn vặt ngoài cổng trường thì cha mẹ cũng không nên nuông chiều con và kiên quyết không cho con tiền tiêu vặt, không mua quà cho con ở cổng trường, tránh những hệ lụy xấu về sức khỏe cho con em mình.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra các nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra các triệu chứng cấp tính tức thời như: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Về lâu dài, việc tiêu thụ các thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể và dễ gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, béo phì… Đặc biệt, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng… còn tồn dư trong các loại thực phẩm không nguồn gốc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, sau đó tích tụ lại gây bệnh ung thư.

Đồ ăn vặt ở cổng trường, mối nguy lớn cho sức khỏe học sinh

Đăng lúc: 21/08/2024 07:19:14 (GMT+7)

Thực phẩm bán rong tràn lan ngoài cổng trường

Đồ ăn vặt ở cổng trường, mối nguy lớn cho sức khỏe học sinh

Thực phẩm bán rong tràn lan ngoài cổng trường

Theo quan sát của chúng tôi,tại một số cổng trường để phục vụ các "thượng đế nhí" khi tiếng trống trường vang lên ở tiết học cuối trong ngày cũng là lúc báo hiệu giờ "vàng" của các xe hàng rong bán đồ ăn vặt xung quanh cổng trường với đủ các loại thực phẩm và thức uống pha sẵn đã đến.

Đồ ăn vặt ngoài cổng trường tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới sức khỏe nhưng lại là sở thích của nhiều học sinh sau mỗi giờ tan trường.

Điểm chung của các thực phẩm này là được chế biến ngay tại các cổng trường học trong thời tiết mùa hè nóng nực, khói bụi, thậm chí, nhiều hàng rong còn vô tư bày bán đồ ăn gần nơi tập kết rác thải, rất mất vệ sinh.

Trong vai phụ huynh học sinh, phóng viên được tiếp cận gần với các loại bánh kẹo bên ngoài có màu sắc sặc sỡ, bao bì mang nhiều hình ảnh những nhân vật quen thuộc với các em nhỏ rất bắt mắt, như công chúa elsa, doremon, chuột mickey... với giá bán chỉ từ vài nghìn đồng một gói.

Những món ăn như tôm viên, cá viên, bò viên, gà viên, phô mai chiên, xúc xích rán, thịt xiên nướng, nước uống màu đỏ cam... cùng các loại bánh kẹo, bim bim không nguồn gốc, không xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng luôn cuốn hút học sinh và trở thành mối nguy hại cho sức khỏe của thế hệ tương lai.

Những chiếc xe hàng rong với đầy đủ các loại thức ăn, nước uống... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, bao bì, rất khó kiểm chứng về nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

Các loại thực phẩm chiên rán vào xiên với giá chỉ 2.000 đồng/xiên nhỏ, 5.000 - 8000/xiên to; các loại nước chua ngọt màu sắc bắt mắt chỉ có giá 5.000 - 10.000 đồng 1 cốc. Với giá thành phù hợp với túi tiền của học sinh nên mỗi buổi tan trường là các em lại vây quanh các xe hàng rong để ăn cho đã cơn thèm.

Khi được hỏi về nguồn gốc và chất lượng các loại đồ ăn này, người bán hàng rong chỉ trả lời qua loa rằng, các mặt hàng này được các em học sinh ưa thích nên mới nhập về bán, mà người ta bán đầy ra, học sinh ăn bao lâu nay có sao đâu...

Dụng cụ hành nghề của các xe hàng rong khá đơn giản chỉ gồm một chiếc xe đạp hoặc máy hoặc xe đẩy nhỏ (để dễ dàng tránh lực lượng chức năng). Trên xe là chiếc bếp gas mini, chảo dầu, mỡ đã sử dụng nhiều lần cùng những thực phẩm đủ các thể loại màu sắc bắt mắt.

Trong vòng chưa đến 60 giây, người bán hàng rong không đeo găng tay đã cho ra lò ngay những xiên thịt vàng óng, thơm nức. Nhiều thực khách nhí sợ bỏng nên đã mua ngay (không cần chiên qua chảo dầu) những xiên thịt bày sẵn, nguội ngắt, đã rán từ lâu và được "tẩm ướp" vô vàn những hạt bụi bẩn...

Cách nào để ngăn chặn thực phẩm "bẩn" trước cổng trường học?

Mặc dù các ngành chức năng và nhà trường đã liên tục cảnh báo về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc, nhiều trường còn có chủ trương cấm học sinh ăn quà vặt và đánh nặng vào thành tích thi đua của từng lớp, thế nhưng, việc ngăn chặn, dẹp bỏ những hàng quán ăn vặt trước cổng trường vẫn là vấn đề nan giải.

Để hạn chế học sinh sử dụng hàng rong, hầu hết các trường học đều đóng cổng trường giờ ra chơi, không cho học sinh ra ngoài mua hàng rong nhưng sau giờ học, trong lúc chờ bố mẹ đến đón thì các em lại ra hàng rào xung quanh cổng trường để mua đồ ăn vặt.

... rất phù hợp với túi tiền của các "khách hàng nhí" vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Được biết, từ tháng 10/2018, Nghị định 115 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã tăng mức xử phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng với hành vi không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay... Đây được xem là một trong những chế tài mạnh tay nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát thực phẩm bẩn, đặc biệt trong tình trạng hàng rong, thức ăn chế biến sẵn trên đường phố, tại các khu công cộng và cổng trường đang tràn lan như hiện nay.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều người bán hàng, nhất là những người bán hàng rong nơi cổng trường vẫn chưa biết hoặc biết mà chưa thực hiện đúng theo quy định. Còn các ngành chức năng liên quan chủ yếu mới dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở hoặc tịch thu tang vật mà chưa tiến hành xử phạt.

Nhiều hàng rong nơi cổng trường còn vô tư bày bán đồ ăn gần nơi tập kết rác thải, rất mất vệ sinh.

Vì tương lai con trẻ, để hạn chế nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ các loại thực phẩm bày bán ở cổng trường, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần hành động cương quyết hơn; thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các cá nhân buôn bán hàng rong vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi bán hàng.

Có thể cấm vĩnh viễn những đối tượng bán hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, tác động tiêu cực đến sức khỏe của học sinh.

Đối với các nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho học sinh kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa vào nội quy, quy định cấm học sinh mua đồ ăn trước cổng trường. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát, nhắc nhở, phối hợp với các bậc phụ huynh để xử lý học sinh vi phạm.

Với các bậc phụ huynh, để bảo vệ sức khỏe cho con, ngoài dặn dò con tránh xa những món ăn vặt ngoài cổng trường thì cha mẹ cũng không nên nuông chiều con và kiên quyết không cho con tiền tiêu vặt, không mua quà cho con ở cổng trường, tránh những hệ lụy xấu về sức khỏe cho con em mình.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra các nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra các triệu chứng cấp tính tức thời như: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Về lâu dài, việc tiêu thụ các thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể và dễ gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, béo phì… Đặc biệt, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng… còn tồn dư trong các loại thực phẩm không nguồn gốc sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, sau đó tích tụ lại gây bệnh ung thư.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)